DNS VÀ CÁCH QUẢN LÝ
1. Khái niệm DNS
DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền.
Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại.
Thao tác này của DNS giúp liên kết các thiết bị mạng với nhau nhằm mục đích định vị và gán một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.
2. Chức năng của DNSVề chức năng, DNS có thể được hiểu như một “người phiên dịch” và “truyền đạt thông tin”. DNS sẽ làm công việc dịch tên miền thành một địa chỉ IP gồm 4 nhóm số khác nhau. Ví dụ như www.tenmien.com thành 216.3.128.12 hoặc ngược lại dịch một địa chỉ IP thành tên miền.
Khi “dịch” như thế, trình duyệt sẽ hiểu và đăng nhập vào được. Và khi người dùng đăng nhập vào một website, thay vì phải nhớ và nhập một dãy số địa chỉ IP của hosting, thì chỉ cần nhập tên website là trình duyệt tự động nhận diện.
Mỗi máy tính trên Internet đều có một địa chỉ IP duy nhất. Địa chỉ IP này được dùng để thiết lập kết nối giữa server và máy khách để khởi đầu một kết nối. Bất kỳ khi nào, bạn truy cập vào một website tùy ý hoặc gửi một email, thì DNS đóng vai trò rất quan trọng trong trường hợp này.
Trong vô vàn trang web trên thế giới, sẽ không có ai có thể nhớ hết từng dãy số địa chỉ IP trong mỗi lần đăng nhập. Do đó, khái niệm tên miền được đưa ra, từ đó mỗi trang web sẽ được xác định với tên duy nhất.
Tuy nhiên, địa chỉ IP vẫn được sử dụng như một nền tảng kết nối bởi các thiết bị mạng. Đó là nơi DNS làm việc phân giải tên domain thành địa chỉ IP để các thiết bị mạng giao tiếp với nhau. Đồng thời, bạn cũng có thể tải một website bằng cách nhập trực tiếp địa chỉ IP thay vì nhập tên domain của website đó.
3. Các loại bản ghi DNSA Record: Là một record căn bản và quan trọng, dùng để ánh xạ từ một domain thành địa chỉ IP cho phép có thể truy cập website. Đây là chức năng cốt lõi của hệ thống DNS.
VD: 103.104.123.42 → isa.com.vn
AAAA Record: Có nhiệm vụ tương tự như bản ghi A, nhưng thay vì địa chỉ IPv4 sẽ là địa chỉ IPv6
VD: 2606:4700:3035::ac43:dc70 → isa.com.vn
CNAME Record (Bản ghi CNAME): Cho phép bạn tạo một tên mới, điều chỉnh trỏ tới tên gốc và đặt TTL. Tóm lại, tên miền chính muốn đặt một hoặc nhiều tên khác thì cần có bản ghi này.
VD: www.isa.com.vn → isa.com.vn
MX Record: Bản ghi MX có tác dụng xác định, chuyển thư đến domain hoặc subdomain đích.
TXT Record: Bản ghi TXT(text) được sử dụng để cung cấp khả năng liên kết văn bản tùy ý với máy chủ. Chủ yếu dùng trong mục đích xác thực máy chủ với tên miền..
SRV Record: Bản ghi SRV được sử dụng để xác định vị trí các dịch vụ đặc biệt trong 1 domain, ví dụ tên máy chủ và số cổng của các máy chủ cho các dịch vụ được chỉ định..
VD: _Dichvu._tcp.isa.com.vn 3600 IN SRV 10 0 389 Dichvu01.isa.com.vn
Các trường trong record SRV :
- Tên dịch vụ service.
- Giao thức sử dụng.
- Tên miền (domain name).
- TTL: Thời gian tồn tại trong cache
- Class: standard DNS class, luôn là IN (Internet)
- Ưu tiên: ưu tiên của host, số càng nhỏ càng ưu tiên.
- Trọng lượng: khi cùng bực ưu tiên, thì trọng lượng 3 so với trọng lượng 2 sẽ được lựa chọn 60% (hỗ trợ load balancing).
- Port của dịch vụ (tcp hay udp).
- Target chỉ định FQDN cho host hỗ trợ dịch vụ.
NS Record (name server): Mỗi name server cho zone sẽ có một NS record. Chứa địa chỉ IP của DNS Server cùng với các thông tin về domain đó.
VD: isa.com.vn IN NS ns1.isa.com.vn
isa.com.vn IN NS ns2.isa.com.vn
4. ServerServer hay còn gọi là máy chủ là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là "máy chủ", hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một máy tính có thể cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ chạy đa dạng.
Các máy chủ thường hoạt động trong một mô hình client-server, server (máy chủ) là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ yêu cầu của các chương trình khác, các client (khách hàng).
a) Có 3 loại Server thường gặp sau:– Máy chủ riêng (Dedicated): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… hay còn gọi với cái tên khác là Máy chủ vật lý. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ, việc này cần những người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ.
– Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS): là loại máy chủ được tách từ máy chủ vật lý kể trên ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy chủ riêng, có thể tách được thành nhiều máy chủ ảo khác nhau có chức năng như máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc.
– Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN và máy chủ đám mây được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.
b) Vai trò của ServerVai trò chính của Server là lưu trữ,cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc internet.
Đối với doanh nghiệp thì máy chủ là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp.
Đối với những người dùng đơn lẻ, Server cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống ví dụ như những người làm website thì bắt buộc phải thuê máy chủ hosting hay những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.
5. Các loại DNS Server và vai trò của nóa) Local Name Server
Server này chứa thông tin, để tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền thấp hơn. Nó thường được duy trì bởi các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs).
Giả sử bạn muốn truy cập vào trang có địa chỉ isa.com.vn
Trước hết chương trình trên máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền isa.com.vn tới máy chủ quản lý tên miền (name server) cục bộ thuộc mạng của nó.
Máy chủ tên miền cục bộ này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người sử dụng yêu cầu không. Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu này, nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền nói trên.
Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền này nó sẽ hỏi lên các máy chủ tên miền ở mức cao nhất (máy chủ tên miền làm việc ở mức ROOT). Máy chủ tên miền ở mức ROOT này sẽ chỉ cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý các tên miền có đuôi .vn.
b) Root Name ServersĐây là máy chủ tên miền chứa các thông tin, để tìm kiếm các máy chủ tên miền lưu trữ (authority) cho các tên miền thuộc mức cao nhất (top-level-domain).
Máy chủ ROOT có thể đưa ra các truy vấn (query) để tìm kiếm tối thiểu các thông tin về địa chỉ của các máy chủ tên miền authority thuộc lớp top-level-domain chứa tên miền muốn tìm.
Sau đó, các máy chủ tên miền ở mức top-level-domain có thể cung cấp các thông tin về địa chỉ của máy chủ authority cho tên miền ở mức second-level-domain chứa tên miền muốn tìm. Quá trình tìm kiếm tiếp tục cho đến khi chỉ ra được máy chủ tên miền authority cho tên miền muốn tìm. Theo cơ chế hoạt động này thì bạn có thể tìm kiếm một tên miền bất kỳ trên không gian tên miền.
6. Nguyên tắc làm việc của DNSMỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet.
Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website bất kỳ thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt.
- Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý.
- Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
DNS Google:
8.8.8.8
8.8.4.4
DNS OpenDNS:
208.67.222.222
208.67.220.220
DNS Cloudflare:
1.1.1.1
1.0.0.1
DNS VNPT:
203.162.4.191
203.162.4.190
DNS Viettel:
203.113.131.1
203.113.131.2
DNS FPT:
210.245.24.20
210.245.24.22